Hà Nội thanh, kiểm tra việc thực hiện hạ tầng tại một số khu đô thị

Hà Nội giao Sở TN&MT lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các dự án khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội đã thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất nhằm phát hiện các dự án có dấu hiệu vi

Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai thực hiện chuyên đề: Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025, mục đích nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, xử lý vi phạm về việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố .

Theo đó, thành phố yêu cầu phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, lĩnh vực; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật nếu có và đề xuất các biện pháp khắc phục.

Cụ thể, thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất địa điểm, nguồn vốn, cơ chế chính sách, báo cáo về Sở KH&ĐT để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội tại các khu đô thị trên địa bàn.

tm-img-alt
Sau hơn 10 năm triển khai, khu đô thị Sudico - Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn được xây dựng dở dang, hàng loạt biệt thự vẫn bị bỏ hoang gây lãng phí (Ảnh: Hà Phong).

Thành phố yêu cầu sở QH&KT khi thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở phải đảm bảo bố trí đầy đủ tỷ lệ quỹ đất dành để xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân tại dự án và khu vực xung quanh .

Đối với việc lập, thẩm định quy hoạch các khu chung cư cũ, các dự án di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi các khu vực đông dân cư, cần cân đối quỹ đất, dành tỷ lệ diện tích đất hợp lý cho việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng khác, góp phần cải thiện không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân tại khu vực dự án.

Thành phố cũng nêu cụ thể trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ dự án và xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai, trật tự xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng cho UBND các quận, huyện, thị xã và các sở ngành liên quan. Trong đó, đối với các trường hợp cố tình chây ì, không triển khai hoặc chậm triển khai đầu tư xây dựng các công trình (đặc biệt là các công trình công cộng, hạ tầng xã hội), vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, phải kịp thời báo cáo UBND thành phố xem xét, thu hồi đất, thu hồi dự án theo quy định để tổ chức lựa chọn chủ đầu tư khác thực hiện hoặc giao UBND cấp huyện thực hiện đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

“Giao Sở TN&MT tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các dự án khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội đã thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất nhằm phát hiện các dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai, còn nợ nghĩa vụ tài chính về đất đai với ngân sách nhà nước; hoàn tất hồ sơ thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định; trường hợp vi phạm đến mức phải thu hồi đất, thu hồi dự án báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định”, UBND thành phố nêu.

Trước đó, theo báo cáo giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội năm 2022, thành phố đang triển khai 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở quy mô từ 2ha trở lên. Trong đó, có tới 168 dự án chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chiếm tỷ lệ 63%.

Ở nhiều khu đô thị, khu nhà ở, hệ thống chiếu sáng thuộc nhiệm vụ của chủ đầu tư nhưng chưa được hoàn thiện, chưa đồng bộ, hoặc hỏng nhưng chậm được sửa chữa. Đặc biệt, thiếu bãi đỗ xe là thực trạng phổ biến.

Ngoài ra, nhiều khu đô thị, khu nhà ở còn chậm đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, vệ sinh môi trường không bảo đảm; thiếu vườn hoa, cây xanh, trường học, công trình thể thao, dịch vụ công cộng…

 

 

moitruongvadothi.vn

Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 937/QĐ-BXD ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Tên giao dịch tiếng Anh: National Exhibition Construction Center (viết tắt là NECC).

Cung triển lãm kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, có tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng. Cung được đăng ký kinh doanh các dịch vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Nơi đây tổ chức trưng bày các đồ án quy hoạch xây dựng quan trọng của quốc gia, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của TP Hà Nội và các tỉnh thành đã được phê duyệt. Giới thiệu các mô hình, bản vẽ tư liệu về kiến trúc có giá trị trong nước và trên thế giới.

Cung TL là nơi tổ chức sự kiện, các hoạt động triển lãm, tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin trong lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch, VLXD, BĐS, .v.v. của Ngành Xây dựng, đồng thời là một địa chỉ lý tưởng cho các hoạt động sự kiện quan trọng khác về Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Du lịch, Nghệ thuật, .v.v.

Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc Gia tổ chức thực hiện một số hoạt động tư vấn, dịch vụ có thu khác thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Trụ sở đặt tại khuôn viên của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đường Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Biệt thự Vinhomes Riverside Long Biên