Bộ GTVT trình quy hoạch sân bay thứ hai của Hà Nội giai đoạn 2026-2030
Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai tại Hà Nội trong giai đoạn 2026 - 2030.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông - Vận tải vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ nghiên cứu, xác định vị trí và các chỉ tiêu quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai đáp ứng yêu cầu phát triển Vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong giai đoạn 2026-2030.
Cùng với đó sẽ cải tạo, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quy hoạch, góp phần xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.
Ngoài ra, Bộ Giao thông - Vận tải tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư cầu Đuống để tăng cường năng lực vận tải đường sông; hoàn thành chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc Cổ Tiết - Chợ Bến vào năm 2025 để triển khai đầu tư tuyến, hoàn thành trước năm 2030; nghiên cứu huy động vốn đầu tư tuyến cao tốc Nội Bài - Hạ Long, tuyến đường sắt vành đai nhánh phía Đông đoạn Bắc Hồng - Yên Viên - Lạc Đạo - cầu Mễ Sở - Ngọc Hồi.
Bộ Giao thông - Vận tải cũng sẽ phối hợp với Hà Nội đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 2,5, các tuyến đường sắt đô thị, các cầu vượt sông Hồng (cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở), cầu vượt sông Đuống, các tuyến trục hướng tâm.
Về nguồn vốn thực hiện các mục tiêu trên, Bộ GTVT xác định ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô; thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế; huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư các trung tâm logistics, cảng cạn gắn với các đầu mối vận tải lớn, đường sắt đô thị.
Ngoài ra, tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý để phát huy tính chủ động, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời hỗ trợ địa phương trong xúc tiến, kêu gọi nguồn vốn hợp pháp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô.
moitruongvadothi.vn
Tin tức khác
- Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai
- Hà Nội phê duyệt quy hoạch đô thị sông Hồng
- 'Hà Nội, TP HCM cần quyết tâm phát triển tàu điện ngầm'
- Toạ đàm kiến trúc trong quy hoạch đô thị bền vững
- Kiến trúc hướng tới sức khoẻ trong phát triển đô thị bền vững
- 'Sốt đất, đầu cơ do thiếu thông tin quy hoạch'
- Bước chuyển mình của bất động sản khu Đông Hà Nội
- 'Đường Lê Văn Lương là điển hình của quy hoạch bất cập'
- Phê duyệt quy hoạch khu đô thị du lịch Y Tý
- Tranh cãi việc 'băm nát' quy hoạch đường Lê Văn Lương
- Thủ tướng: Phát triển đô thị cần ba trụ cột
- Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị
- Quy hoạch sông Hồng đặt nền móng phát triển Hà Nội theo hướng “nhìn sông, tựa núi”
- Quy hoạch đô thị Bù Nho phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh
- Hà Nội phê duyệt danh mục hơn 3.160 hồ, ao không được san lấp
- Hà Nội đề nghị sửa quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng thủ đô
- Đại hội đại biểu công đoàn VIUP nhiệm kỳ 2023-2028
- Khai mạc không gian trưng bày mô hình, sa bàn nhà ở truyền thống tại...
- Phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của các bộ, ng...
- Hà Nội sẽ nghiên cứu thành lập 3 tuyến phố đi bộ mới
- Khai mạc Triển lãm Contech Vietnam 2023
- Gần 100 mô hình, hiện vật kiến trúc đang được trưng bày tại Cung Triển...
- Quy hoạch phát triển đôi bờ sông Hồng: Chờ những diện mạo mới
- Bộ GTVT trình quy hoạch sân bay thứ hai của Hà Nội giai đoạn 2026...
- Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai