Thủ tướng phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích Cố đô Hoa Lư
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 56/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là Không gian hình thành, phát triển Cố đô lịch sử; không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư, bao gồm: khu vực Kinh thành, Hoàng thành, khu vực đồn trú, phủ đệ, lăng mộ, đình đền, chùa thuộc địa bàn các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh và thành phố Ninh Bình. Trong đó tập trung vào khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư và phụ cận.
Quy mô lập quy hoạch gồm: Toàn bộ không gian Cố đô Hoa Lư được xác định bởi các vòng thành và các di tích khảo cổ học dưới lòng đất, không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư. Cụ thể:
- Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, gồm: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành; chùa và động Am Tiên, chùa Nhất Trụ, chùa Ngần, đình Yên Trạch, phủ Đông Vương, phủ Kình Thiên, đền thờ Thục Tiết công chúa, bia cửa Đông, lăng vua Đinh, lăng vua Lê và núi Mã Yên, hang Muối và hang Quàn.
- Một số di tích trong khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư thuộc khu vực bảo vệ của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An và vùng đệm, gồm: Đình Yên Thành, bia Cầu Rền, hang Bim, chùa Duyên Ninh, hang Luồn và núi Cái Hạ, chùa Bà Ngô, động Liên Hoa (Thạch Bàn), chùa và động Bàn Long, chùa và động Hoa Sơn, hang Đìa, chùa Am, đền Hành Khiển, chùa Bi, chùa Tháp, chùa Tôm, cầu Hội, cầu Ghềnh Tháp, trấn Áng Ngũ, quán Vinh; các khu vực Kinh thành, Hoàng thành, trấn thành, phủ đệ bao quanh kinh thành theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, nền cung điện nằm dưới lòng đất, di chỉ khảo cổ và các di tích có liên quan.
- Những di tích có liên quan trực tiếp với sự hình thành và phát triển Cố đô Hoa Lư và Nhà nước Đại Cồ Việt (ngoài khu vực trung tâm, khu vực di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An và vùng đệm), gồm: Chùa và Động Thiên Tôn (huyện Hoa Lư), đền Thánh Nguyễn, lăng Phát Tích và núi Kỳ Lân, Nhà thờ và mộ Định Quốc công Nguyễn Bặc, núi Kiếm Lĩnh và đền Tô Hiến Thành, đền Thung Lau và động Hoa Lư, đền Thung Lá (huyện Gia Viễn), núi Non Nước (thành phố Ninh Bình).
- Khu vực bảo tồn cảnh quan sông Hoàng Long, sông Sào Khê, sông Chanh và các chi lưu đoạn qua Kinh thành Hoa Lư; các trục, tuyến không gian cảnh quan văn hóa, các dãy núi, mỏm núi, hang động, quèn đá, thung lũng; tường thành núi đá tự nhiên, tường thành nhân tạo; các quần cư lâu đời gắn với Cố đô Hoa Lư và từng điểm di tích; các khu vực tổ chức hoạt động phát huy giá trị di tích, khu vực dân cư, tái định cư thuộc phạm vi quy hoạch di tích; kết nối hạ tầng kỹ thuật nội bộ và hệ thống giao thông, hạ tầng chung có liên quan.
Mục tiêu quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị của Cố đô Hoa Lư gắn với sự hình thành Nhà nước Đại Cồ Việt; hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý; tạo khung pháp lý, chính sách toàn diện, kế hoạch đầu tư nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Hoàn thiện mô hình bảo tồn di sản gắn với phát triển bền vững; xác lập vị thế tương xứng của Cố đô Hoa Lư trong hệ thống các kinh đô trong lịch sử dân tộc; tạo cho khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư trở thành một trong các hạt nhân, động lực thực hiện các chiến lược phát triển đô thị, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và du lịch tỉnh Ninh Bình.
Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, không gian, cảnh quan văn hóa Cố đô Hoa Lư, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể; giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương; đề xuất các giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch, hạ tầng kỹ thuật mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Hoàn chỉnh ranh giới, phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích; đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai; tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với di tích một cách hữu hiệu.
moitruongvadothi.vn
Tin tức khác
- Nghiên cứu xây đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh lân cận
- Khởi công xây dựng đường vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội vào tháng 6
- Sở GTVT TP.HCM kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm dưới gầm cầu
- Không gian xanh đô thị tại Hà Nội
- Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành metro số 1
- Hà Nội sắp có thêm Trung tâm thương mại Aeon Mall, bãi đỗ xe
- Cận cảnh công viên hơn 12 ha đang xây dựng trong dự án 1,3 tỷ USD của Vinhomes ở Hưng Yên
- Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
- Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ quận Long Biên, Hà Nội
- Ga ngầm C9 nằm dưới đường Đinh Tiên Hoàng, ngoài khu vực hồ Hoàn Kiếm
- Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
- Hà Nội xem xét lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới Liên Ninh
- Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (phần 1)
- TP. Hồ Chí Minh sắp khởi công xây rạp xiếc 1.400 tỷ đồng
- Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành đầu năm 2023
- Sớm triển khai nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
- Hà Nội đề nghị sửa quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng thủ đô
- Đại hội đại biểu công đoàn VIUP nhiệm kỳ 2023-2028
- Khai mạc không gian trưng bày mô hình, sa bàn nhà ở truyền thống tại...
- Phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của các bộ, ng...
- Hà Nội sẽ nghiên cứu thành lập 3 tuyến phố đi bộ mới
- Khai mạc Triển lãm Contech Vietnam 2023
- Gần 100 mô hình, hiện vật kiến trúc đang được trưng bày tại Cung Triển...
- Quy hoạch phát triển đôi bờ sông Hồng: Chờ những diện mạo mới
- Bộ GTVT trình quy hoạch sân bay thứ hai của Hà Nội giai đoạn 2026...